Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

                                     LỜI BÌNH VỂ BÀI THƠ
                        THĂM NÚI ĐÔI  của Bác sĩ -  nhà thơ
                                                              Ngô Hải Lưu Bình lục , Hà nam

            Núi đôi  , một di tích lịch sữ có thật tại hai thôn Xuân dục , Đoài đông thuộc xã Lạc Long nay là xã Phù linh , huyện Sóc sơn thành phố  Hà nội .Cô du kích có tên thật là Nguyễn Thị Bắc Và anh bộ đội có tên thật là Trịnh Khanh .Đây là một thiên tình sữ hào hùng kể lại một chuyện tình  đôi trai gái yêu nhau và cô gái đã hy sinh anh dũng trong công cuộc kháng chiến chống Pháp .Chuyến đi du lịch thực tế đã tăng  cây viết cho  thơ anh thêm nóng bỏng .Nhà thơ Ngô Hải Lưu là một Bác sĩ , một CCB VN ,một thương binh đã xông pha lên đường trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước .Cây bút của anh viết về nhiều đề tài, trong đó có  đề tài về chiến tranh mà anh đã đi qua và trãi nghiệm . Thơ anh rất đa dạng ,phong phú và có trên 500 bài thơ .Anh là cây bút trẻ nối gót truyền thống của nhà thơ Tú Xương để lại. Nhà thơ Tú Xương cùng chung quê hương với anh ,nơi sản sinh ra mãnh đất thơ đóng góp cho  ngàn năm văn hiến .
             Đọc bài thơ THĂM NÚI ĐÔI của Nhà thơ Ngô Hải Lưu khiến tôi nhớ về bài thơ NÚI ĐÔI của nhà thơ nổi tiếng Vũ Cao cách đây hơn nữa thế kỷ mà  tiếng vang  còn vang mãi .Thời gian trôi nhanh thật ,nhưng núi đôi còn đó , lô cốt giặc còn kia và ngôi mộ cổ đứng sừng sững dưới đất trời như hiện về như  mới ngày hôm qua .  .Mở đầu bài thơ tác giả viết :                     
                       ‘’ Bài thơ đã đi vào thương nhớ
                           Đất nước đã qua thời binh lữa
                           Nhưng vẫn còn đây,  một khoảng trời xưa “
 gợi cho chúng ta kỷ niệm di tích lịch sữ thời chống Pháp .Đó là “ một khoảng trời xưa “ - một địa danh,  một chứng tích và thời gian đầy ắp những di tich lịch sữ mà không ai có thể quên được.Di tích lịch sữ đó cứ tồn tại vĩnh hằng trên đất mẹ Việt nam .
                            Tôi rón rén đi qua ngôi mộ cổ
                            Cảm thấy phập phồng hơi thở người xưa
         Tại sao  nhà thơ  lại đi rón rén ? Có lẽ trong anh và cả chúng ta đều đi nhẹ nhàng vì không cho phép ta khuấy động vào giấc ngủ ngàn thu của cô du kích .Đó là cõi tâm linh của con người đã khuất . Hơi thở của người nữ du kích “trẻ nhất làng “ tuy đã đi xa ,nhưng chúng ta vẫn thấy y như còn sống trong hơi thở ‘Phập phồng “.Hơi thở đang bừng lên sức sống  trong  lồng ngực căng tròn của người thiếu nữ .Nhìn núi đôi chúng ta muốn khóc nấc nghẹn ngào cũng như nhà thơ Vũ Cao cất lên bằng lời thơ nghe thật quá thương : “Núi vẫn đôi mà anh mất em “  nhà thơ Vũ Cao có  những dòng thơ vang lên quá đỗi tự hào . Tự  hào về cái chết  của người nữ du kích mãi là đóa hoa thơm ngát cho ngàn năm sau và hơn thế nữa .
      “Em sẽ  là hoa trên đĩnh núi
       Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm “
Quay trở lại nhà thơ trẻ của chúng ta Ngô Hải Lưu .Trên mãnh đất anh hùng đó tác giả vẽ lại phong cảnh cánh đồng quê hiện về dưới ngọn bút của anh như một bức tranh hài hòa thơ mộng .Đó là một làng quê Viêt nam ngan ngát hương thơm của lúa .
                         “  Con đường củ vẫn đi về chung lối
                            Hương lúa hai làng , ngan ngát hương đưa “
        Chính cái về chung lối ấy, có cả “ Thông reo “  tạọ nên một hồn thơ anh thật sinh động .Hình ảnh cái lô cốt , hoang sơ,  bẽ bàng nằm đó như một minh chứng cho thế hệ sau thấy hết tội ác của thực dân Pháp . Những người lính bộ đội cụ Hồ mặc áo trấn thủ đã vội vã lên đường ra trận , bỏ lại phía sau  bao mơ ước của tuổi thanh xuân còn dỡ dang , gác cả  mối tình đầu hò hẹn trong trắng  và thủy chung .
                 “Văng vẵng thông reo,  thủ thỉ  mối tình đầu “
          Ngày nay trong kháng chiến chống Mỹ cũng vậy,  nhà thơ Ngô  Hải Lưu của chúng ta và lớp lớp  thanh niên  cũng gác bút sinh viên để lên đường vào Nam chiến đấu. Nằm trong căn hầm ẩm ướt ngày mai ra trận,  giờ phút sống chết trong tấc gang. Anh đã  nhớ mối tình cô gái làng trao chiếc khăn thêu làm kỹ niệm luôn đem theo bên mình .Trong bài thơ “Trên đồi cây săng lẽ “ nhà thơ  đã viết :
   “ Đọc lại thư tình , ôm mãi chiếc khăn thêu “  .Hay những câu thơ mang ý tưởng khảng định về lẽ sống :
 ‘ Khoãnh khắc bình yên , trân trọng ngọt ngào
   Lẽ sống tình yêu – Tự do là quý nhất “
                     (Trích trong bài thơ “ Trên đồi cây săng lẽ “)
          Chiến tranh là thế đấy !Cô du kích của địa danh núi đôi hy sinh anh dũng vào tháng 3 năm 1954 lúc đó tôi chưa cất tiếng khóc chào đời .Đó là  một bản tình ca hùng tráng pha lẫn một chút bi tráng của  đôi trai gái yêu nhau không được sống bên nhau trọn đời  như lời thề trước lúc chia tay anh bộ đội lên đường đánh giặc còn  cô du kích ở lại chiến đấu  ở quê hương . Lời thơ không dừng lại ở chổ bi tráng mà anh đã mở ra cảnh tương lai tươi sáng trên cơ sở  có thật :
     “Chợ quê xưa nay vẫn bán trầu cau
                               Xe mối tơ duyên bao đời vẫn thế ! “
      Mượn phiên chợ nghèo ở quê , mượn miếng trầu quả cau để nói lên sự thật , để ca ngợi tình yêu chung thủy  của mối duyên đầu cho bao đôi lứa .Kết thúc bài thơ là hình ảnh nối kết hai thôn trong bài thơ THĂM NÚI ĐÔI cũng như nối kết cho thế hệ hôm nay và mai sau vẫn “Xanh màu thế kỹ “ và đó cũng là một cách nối kết cho lớp lớp thanh niên noi gương người xưa về lòng yêu nước ,tình chung thủy ,tình yêu trong sáng đẹp đẻ của mối tình đầu ,  dám hy sinh tình yêu cá nhân cho Tổ quốc mãi mãi  muôn năm .
                  ”Cho thế hệ sau,  say đắm mối duyên đầu “
        Lời kết : Ta không thể so sánh nhà thơ nổi tiếng Vũ Cao với bài thơ NÚI ĐÔI và nhà thơ Ngô Hải Lưu với bài thơ THĂM NÚI ĐÔI được .Vì  bài thơ NÚI ĐÔI của nhà thơ Vũ Cao  quá hay, quá nổi tiếng đã đi vào lịch sữ, để lại cho nhiều thế hệ học tập và sống mãi với thời gian .Còn nhà thơ trẻ Ngô Hải Lưu mới là một cây viết quần chúng vẫn còn đôi nét chưa hoàn hảo . Đó là một cây viết  còn non trẻ của thế hệ  sau này ,là  cây viết của một  CCBVN đã đi qua chiến tranh, bản thân có nhiều mất mát .Cho dù bài thơ không nổi tiếng , không xuất sắc như bài thơ NÚI ĐÔI của Vũ Cao,  nhưng bài thơ THĂM NÚI ĐÔI của anh vẫn để lại trong lòng người đọc ,thế hệ trẻ ngày nay một bài thơ trong sáng, chân thật , đầy tính nhân văn,  đầy hồn thơ cách mạng .Bài thơ nhắc chúng ta luôn nhớ về kỹ niệm di tích lịch sữ có thật ở Núi đôi .Bài thơ đưa ta về với  nhà thơ lớn nổi tiếng Vũ Cao cùng tác phẩm NÚI ĐÔI .Bài thơ ghi lại một chuyện tình trong sáng về tình yêu , một sự hy sinh oai phong lẫm liệt và một bài học về lòng yêu nước ,chung thủy sắt son , một bức tranh làng quê Việt nam thật sinh động .Hay nói cách khác bài thơ để lại trong lòng chúng ta luôn nhớ về một thiên tình sữ của một thời oanh liệt . 
      Mượn bút thay lời xin chúc mừng và cảm ơn nhà thơ Ngô Hải Lưu ,cây viết  trẻ , một nhà thơ,  một bác sĩ  đã để lại trong lòng dân Hà nam và bạn thơ,người đọc khắp nơi của mọi miền Tổ quốc  một tác phẩm thơ THĂM NÚI ĐÔI  thật tuyệt vời mà chúng ta không thể nào quên .Mong anh sáng tác nhiều thơ hơn và hay hơn nữa để lại cho đời ,cho thế hệ mai sau !!!
       Xin trân trọng mời đọc giả thưởng thức  bài thơ THĂM NÚI ĐÔI  đã in trang bên .
                                                 Viết lời bình CẨM TUYẾT
                                                Phó CT -- CLBThơ VN Tỉnh BP
                                                          Số ĐT: 0944955787


0 nhận xét:

Đăng nhận xét